Hướng dẫn kỹ thuật sơn chống rỉ và cách sơn chống rỉ không bong

Hướng dẫn kỹ thuật sơn chống rỉ và cách sơn chống rỉ không bong

 

     Bạn đang băn khoăn về phương án sơn chống rỉ bảo vệ cho các bề mặt sắt thép? Hướng dẫn kỹ thuật sơn chống rỉ và cách sơn chống rỉ không bong dưới đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về phương án chống rỉ sét đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hãy tham khảo thật chi tiết nội dung phía dưới để hiểu thêm về vấn đề này nhé.

 

 

 1. Tại sao phải sơn chống rỉ bảo vệ cho các bề mặt sắt thép?

 

     Bạn có biết, kim loại sắt thép sẽ dần biến mất khỏi Trái Đất bởi sự ăn mòn của tự nhiên nếu như chúng không được bảo vệ đúng cách. Dưới đây là những lý do phải sơn chóng rỉ:

 

 - Về khả năng bảo vệ

 

     Trong sản phẩm có thành phần ức chế khả năng rỉ sét, giúp ngăn chặn sự tiếp xúc giữa kim loại và môi trường bên ngoài từ đó ngăn chặn được hiện tượng rỉ sét hiệu quả. Nhờ khả năng này mà các bề mặt kim loại được bảo vệ sẽ có tuổi thọ lâu dài hơn.

 

 - Về chức năng trang trí

 

     Sơn chống rỉ giúp cho lớp sơn phủ lên màu đẹp hơn, giúp cho bề mặt sơn mịn màng, bằng phẳng. Từ đó giúp tăng tính thẩm mỹ cho màng sơn.

 

 

 2. Hướng dẫn kỹ thuật sơn chống rỉ và cách sơn chống rỉ không bong

 

     Vì mỗi khách hàng có nhu cầu và mục đích bảo quản khác nhau. Do vậy, tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người mà tongkhoson.com chia ra thành 2 cách sơn chống rỉ khác nhau:

 

  • Chống rỉ sét dài hạn
  • Chống rỉ sét ngắn hạn.

 

     Với mỗi loại chất liệu và bề mặt khác nhau sẽ dùng lớp sơn lót chống rỉ khác nhau như sơn lót cho sắt thép, sơn lót cho tàu, sơn lót cho thuyền, sơn lót cho máy công nghiệp, sơn lót cho các thiết bị máy móc công nghiệp. Ngoài ra còn sơn được trên các bề mặt cho nhôm, inox, kẽm. Vì vậy cần phải chú ý thi công sơn chống rỉ đúng kỹ thuật.

 

 

 - Hướng dẫn chuẩn bị bề mặt

 

     Bề mặt trước khi sơn phải được vệ sinh sạch sẽ,  đảm bảo không dính các tạp chất giảm đi độ bám dính và độ bền của sơn. Tốt nhất nên sử dụng giấy giáp hay còn gọi là giấy ráp để đánh sạch các vết rỉ sét cũ bám trên bề mặt cần thi công.

 

 - Pha sơn chống rỉ:

 

     Tùy thuộc vào từng hãng sơn hay bề mặt ta sẽ sử dụng dung môi hay xăng thường được pha với tỉ lệ là 5 đến 10% với thể tích sơn. Mỗi sản phẩm sơn đều có khuyến cáo về tỷ lệ pha sơn, dung môi pha sơn chi tiết in trên vỏ thùng hoặc tài liệu kỹ thuật kèm theo. Tốt nhất, trước khi thi công, bạn nên tham khảo thật chi tiết để tránh những sai lầm không đáng có.

 

 - Thông số kỹ thuật của sơn chống rỉ

 

  • Định mức lý thuyết: Tùy thuộc vào bề mặt và yêu cầu kỹ thuật độ dầy mỏng của lớp sơn mà 1kg sơn chống rỉ sơn được từ 8 - 12m2/lớp
  • Thời gian khô lớp 1: Sau khi thi công sơn lót khoảng 3 tiếng.
  • Thời gian khô lớp thứ 2: Là sau khi thi công lớp thứ nhất khoảng từ 4 đến 8 tiếng.

 

     Sau khi sơn xong lớp sơn chống rỉ cần được phủ thêm 1 lớp sơn dầu chất lượng các loại sơn dầu này có tác dụng bảo vệ và trang trí cho các bề mặt kim loại ngoài ra có thể trang trí cho gỗ với màng sơn bóng, mịnh, màu sắc phong phú giúp phù hợp với màu sắc của ngôi nhà và ngăn chặn tác động từ môi trường làm ảnh hưởng tới bề mặt kim loại và gỗ.

 

     Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Kiều Phong sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về kỹ thuật sơn chống rỉ chuẩn kỹ thuật mang lại tuổi thọ cao nhất cho công trình.



Các tin khác

Facebook Chat